Chuyện Ở Chỗ Làm

Quán Văn

Chuyện Ở Chỗ Làm

Tr ần M ộng T ú

 

Tôi làm việc cho Sở Y Tế của thành phố Seattle đă hơn năm năm. Công việc của tôi là Thông dịch viên cho người Việt đi bác sĩ mà không biết nói tiếng Mỹ. Tôi cũng c̣n phải phụ trách mỗi năm từ ba đến bốn lớp Hướng Dẫn Sản Khoa cho những sản phụ, nhất là sản phụ người Việt. Việc làm thêm của tôi là dịch những bản tin y tế, những dữ kiện về thuốc men và những dịch vụ y tế của Bộ gửi xuống.
Ở công việc này, tôi rất gần gũi với những gia đ́nh H.Ọ mới sang, những gia đ́nh có con lai, và ngay cả những người con lai sang Mỹ có một ḿnh.
Mỗi ngày là một cơ hội cho tôi áp dụng khả năng và sức chịu đựng của ḿnh vào công vệc (đă có nhiều người làm trước tôi, chỉ độ tám tháng đến một năm là nghỉ việc). Tôi có thể đo lường t́nh thương và ḷng quan tâm của ḿnh đối với đồng hương đến đâu sau một ngày dài làm việc.
Sang sau, sanh trễ
Một buổi sáng, tôi vừa vào đến sở, chưa kịp để túi ăn trưa vào tủ lạnh th́ đă nghe tiếng máy gọi tên tôi ra gặp thân chủ (client).
Trước mặt tôi là một người đàn ông vào khoảng trên 40 tuổị Ăn mặc gọn gàng, khuôn mặt đầy lo lắng. Ông tiến về phía tôi, hạ giọng.
"Em có việc quan trọng, muốn nhờ chị."
Tôi cúi đầu chào khách, hướng dẫn ông sang khu ngồi chờ bác sĩ.
"Ông vào đây, ông cần tôi giúp chuyện ǵ?"
"Dạ, vợ em có bầụ"
Tôi cười:
"Có bầu th́ sanh, chứ ông làm ǵ mà nghiêm trọng thế. Bà ấy đâủ"
Người đàn ông lúc đó mới đưa tay chỉ một người đàn bà đang đứng lóng ngóng ở cuối bệnh xá.
"Vợ em đứng ở đàng kia, cô ấy cũng xấu hổ quá. Đă ngoài 40 rồi, con út đă 13 tuổị Chúng em đâu có tính sanh nữạ"
Tôi đi về phía cuối bệnh xá đón người đàn bà lạị
"Bà ngồi xuống đây, có mang bao lâu rồỉ"
Người đàn bà nói lí nhí trong miệng:
"Chắc là hai tháng." Nói xong lại đưa mắt nh́n chồng.
Người đàn ông đưa tay ṿ đầu ḿnh.
"Chúng em xa nhau cả sáu năm rồi, vợ em mới đoàn tụ sang đây được ba tháng. Tưởng đă lớn tuổi rồi đâu c̣n sanh được nữạ"
Tôi nói đùa:
"Ông lớn tuổi nhưng ông chưa già. Mỗi năm vẫn có thể sản xuất được. Bây giờ tôi sẽ làm một cái hẹn để cho bà đến khám tổng quát và xác định rơ là có bầu bao lâu rồị"
Người đàn ông lại đưa tay găi đầụ
"Chúng em không có bảo hiểm, cũng không có phiếu y tế th́ làm sao bây giờ?"
Tôi hỏi lại:
"Ông nói rơ cho tôi biết t́nh trạng gia đ́nh, công việc làm của ông bà, xem tôi có thể thu xếp cách nàọ Trước tiên cho tôi biết tên ông bà đă, từ lúc vào đến giờ tôi chưa biết tên aị Tên tôi th́ ông biết rồi," tôi chỉ vào cái thẻ nhân viên cài trên ngực.
Người đàn ông nói như kể lể.
"Em tên Hùng, vợ em tên Thảọ Em vượt biên sang đây, đi làm ngay, nhưng không có bảo hiểm. Em làm giấy bảo lănh cho vợ con sang, khi vợ con được giấy đi th́ ông chú em khuyên nên mua nhà cho vợ con có chỗ ở. V́ năm mẹ con với em là sáu đi thuê nhà khó lắm. Chú em c̣n cho mượn thêm tiền để đặt cọc. Em mua nhà được vài tháng th́ vợ con qua, và đúng một tuần sau khi đón vợ con về, th́ em thất nghiệp. Bây giờ tiền trợ cấp th́ chắc chắn là xin không được, lương thất nghiệp không đủ trả tiền nhà lấy đâu ra tiền cho vợ em đẻ. Chị có thể nhờ bác sĩ phá hộ nhà em không?"
Tôi từ tốn nói để hai vợ chồng nghe rơ:
"Tôi nghĩ là tôi có thể xin hộ cho bà Thảo thẻ y tế, v́ ông đang thất nghiệp. Thẻ y tế này sẽ trả tiền khám thai cho đến ngày sanh và khám sức khỏe cho người mẹ hai tháng sau khi sanh. Cháu bé th́ được cho đến 18 tuổị"
Tôi nói tiếp, rất dè dặt.
"Thẻ y tế này cũng trả tiền cho cả dịch vụ phá thaị Nhưng ông bà hăy về nghĩ lại quyết định này vài hôm, rồi cho tôi biết saụ Bây giờ th́ ḿnh vào gặp nhân viên làm giấy tờ đă.
Bốn ngày sau hai vợ chồng trở lạị Người chồng vẫn có tật găi đầu cố hữu mỗi khi muốn bày tỏ một điều ǵ.
"Tụi em nghĩ kỹ rồi, chắc là giữ cái thai chị ạ. Có khó khăn thật đấy, nhưng mà về bàn với cả nhà, th́ trẻ con có đứa nó không chiụ Nhất là con bé út nhà em."
Hai vợ chồng Hùng và Thảo quyết định giữ cái thaị Mặc dù đă có lời khuyên của bác sĩ là: phụ nữ mang thai ở tuổi ngoài 40 rất có thể cái thai không được lành mạnh. Bà Thảo cũng từ chối không chịu cho lấy nước bọc ối (amnionic fluid) để thử nghiệm Down syndromẹ Không may mắn cho hai vợ chồng, em bé chết trong bụng trước ngày sanh một tuần v́ bệnh tim (heart failure). Điều này họ đă được biết trước.
Tôi cũng đứng ra để làm việc cùng với nhân viên xă hội xin đất, xin ḥm miễn phí cho em bé. Khi hai vợ chồng đặt một cái bia cho con cũng đến nhờ tôị Ông Hùng nói:
"Chị đă lo hộ chúng em th́ chị lo cho trót. Em chẳng biết nhờ aị"
Tôi phải liên lạc với người chủ nghĩa trang xin cho được trả góp tiền mộ bia cho cháụ
Bà Thảo sau khi b́nh phục tinh thần và sức khỏe đă cùng chồng đi nhận may túi xách (bagpack) cho học tṛ. Hai vợ chồng biết tôi có ba người con, họ đem đến cám ơn bằng ba cái túi đi học. Mặc dù con tôi đă lớn không c̣n dùng bagpack nữa, tôi cũng nhận (rồi đem cho nhà khác) cho họ vuị Hôm 30 tết tôi có đem biếu họ hai cái bánh chưng mua ở nhà thờ, và một lọ dưa món nhà làm. Bà Thảo ôm lấy tôi nói:
"Khi em ở Việt Nam, em cứ nghe người ta bảo mấy người đi trước, họ không có thân thiện với người sang sau đâụ Bây giờ em mới biết là không đúng. Chị tốt quá."
Tôi bảo;
"Nếu chị làm công việc của tôi, th́ tôi nghĩ chị cũng làm với hết cả tấm ḷng."
Cô gái lai
Tôi đang ngồi ăn trưa, th́ có máy gọi của bà Pat làm việc ở pḥng WIC (chương tŕnh phiếu sữa cho đàn bà có mang và trẻ em). Giọng bà trong máy coi bộ khẩn trương lắm. Tôi vội cất miếng bánh vào tủ lạnh chạy ra chỗ làm việc. Trước mặt tôi là một phụ nữ da đen c̣n trẻ, chỉ vào 25, 26 tuổị Tóc dài, quăn, da đen bóng như gỗ mun, một nước da đẹp và đầy sức sống. Cô cao lớn và cô đang nổi giận. Cô đang quát tọ Tôi nghe giữa tiếng Việt có thêm đôi ba câu nói thô lỗ bằng tiếng Mỹ. Tôi ngắm nghía cô, nếu cô không nói một câu tiếng Việt (đặc giọng miền Nam) nào th́ chắc chắn không ai nghĩ cô là một người laị Cô Mỹ quá! Từ nước da đến cấu trúc của nét mặt.
Vừa thấy tôi, cô sấn sổ đến phân trần:
"Cô ra đây, con nói cho cô nghẹ Mấy con mẹ làm việc ở đây cà chớn. Không cho con đủ sữa, con đến đ̣i thêm, nhất định không đưạ Con mới chửi cho một trận."
Rồi cô lôi tay tôi dắt đến trước mặt một nhân viên phụ trách.
"Cô nói nó phải đưa thêm sữa cho con."
Tôi chưa kịp mở miệng, th́ đến phiên bà Pat (người phát sữa) phân trần.
"Chương tŕnh WIC chỉ có nghĩa là phụ thêm thực phẩm chứ không có nghĩa là cung cấp 100%. Người nào chúng tôi cũng phát như nhau, thiếu th́ họ phải mua thêm. Cô này dữ quá."
Tôi quay sang cô Mỹ lai từ tốn hỏi:
"Cháu tên ǵ?"
"Cháu tên Kim Liên."
"Cái tên hay nhỉ. Này Liên, ngồi xuống đâỵ"
Tôi kéo một cái ghế cho cô, một cái cho tôị Hai người ngồi đối mặt nhaụ Tôi thấy trong mắt cô vẫn bừng bừng lửa giận. Tôi đặt tay tôi lên tay cô, nhẹ nhàng nói:
"Hạ hỏa đi, cô cắt nghĩa cho Liên nghẹ Chương tŕnh này chỉ là chương tŕnh phụ giúp, nếu thiếu sữa cho con th́ phải mua thêm. Không phải ḿnh cứ đến đây quát tháo người ta mà được. Bây giờ cô hỏi Liên, cần thêm mấy hộp sữa nữa cho con th́ mới đủ đến cuối tháng."
"Con cần ba hộp nữạ Hồi con ở tiểu bang Florida, thiếu con đến đ̣i là họ phải đưa thêm. Mấy con mẹ ở đây nó kỳ thị quá. Chắc tại nó thấy con đen nên nó không cho thêm. Con đâu có chịu, con la cho biết taỵ"
Tôi đập nhẹ tay ḿnh lên tay cô, cười:
"Không có ai biết tay Liên đâụ Lần sau đừng có la lối như thế nữa, muốn ǵ th́ cứ từ tốn mà nóị Ngồi đây để cô vào xin thử cho cháu xem có được không?"
Tôi đi vào, t́m bà Pat. Bà cũng đang bừng bừng lửa giận, thấy tôi bà quay mặt nh́n chỗ khác. Rồi lại tự động quay lại nh́n tôi, nói:
"Tôi chưa thấy ai dữ như cô này, tôi làm ở đây cả hơn 10 năm rồị Tôi cũng gặp nhiều người phụ nữ lai, đâu có thấy ai xin người ta với cái giọng thô lỗ như vậỵ Bà nói cho tôi nghẹ Có phải người Việt lai Mỹ đen dữ hơn những người lai khác hay không?"
Tôi nghe thấy mặt ḿnh nóng lên, một chút tự ái dân tộc dấy lên trong ngực. Nhưng tôi biết, bà Pat có quyền nổi giận, có quyền nói như thế sau khi bị cô Kim Liên mạt sát bằng một vài danh từ thô lỗ mà cô học được bằng tiếng Mỹ. Tôi nghĩ, ḿnh phải cắt nghĩa làm sao để cho bà Pat đừng giữ măi cái thành kiến không được tốt đẹp nàỵ
Tôi chậm răi nói:
"Không phải như bà nghĩ đâụ Tôi xin lỗi chuyện không hay xảy rạ Nhưng xin bà thông cảm. Cô Kim Liên này như tôi biết, mới sang Mỹ có một năm naỵ Cô ấy trưởng thành ở Việt Nam. Tôi nghĩ rằng cô ấy phải trải qua một quăng đời tuổi thơ khó khăn lắm. Cô ấy chắc chắn là bị xă hội Việt Nam đối xử cay nghiệt với cô, v́ cô là con lai, mà lại lai Mỹ đen. Bà có nhớ là ḿnh cũng có một thân chủ (client) lai Mỹ đen là cô Tâm không? Cô ấy nhút nhát mà hiền lành. Ở đây ai cũng thương. Tôi nghĩ là có hai trường hợp có thể xảy ra, để cho những người con lai được sống c̣n trong một xă hội hậu chiến. Một là họ rất hiền lành, nhịn nhục để lấy ḷng thương xót của thiên hạ. Hai là họ phải tranh đấu với tất cả bản năng để sống c̣n. Cô Kim Liên này chắc là ở vào hoàn cảnh thứ haị Cô mới sang đây nên cô vẫn nghĩ như ḿnh đang sống ở quê nhà. Cô phải tranh dành cho đến khi cô có được điều cô muốn. Nếu bà bớt giận và thông cảm, tha cho cô ấy tôi chắc là bà sẽ vui hơn."
Bà Pat hơi dịu xuống một chút.
"Thế bây giờ bà nghĩ thế nàỏ"
Tôi ôm lấy vai bà Pat.
"Cám ơn bà, tôi biết cái tâm bà cũng hiền lắm, bà dễ tha thứ. Bây giờ tôi xin bà hai hộp sữa nữa cho cô ấỵ (Sữa này lấy ở trong kho, chứ không phải cấp phiếu) Và tôi sẽ nói cô ấy vào đây xin lỗi bà về mấy danh từ không đẹp mà cô lỡ dùng."
Tôi cầm hai hộp sữa đưa cho Kim Liên.
"Cô xin thêm cho cháu hai hộp, c̣n hộp thứ ba th́ cháu phải đi muạ Nhưng cháu nhớ là chỉ một lần này thôi, những tháng sau cô không xin được nữạ Cháu phải mua lấỵ"
Kim Liên cám ơn tôi và ra về. Tôi để cho cô bước ra gần đến cửa, mới gọi với theo:
"Kim Liên cô muốn nhờ cháu một việc."
Cô vui vẻ quay lại, miệng cô cười, hai hàm răng đều và trắng mướt.
Tôi bảo:
"Hai cô cháu ḿnh vào cám ơn bà Pat đi, đừng để người ta cười người Việt Nam ḿnh không có lịch sự. Hơn nữa cháu c̣n đến đây mỗi tháng lănh phiếu sữa, cháu cũng nên gây thân thiện với nhân viên ở đâỵ"
Cô ngoan ngoăn đi theo tôi vào gặp bà Pat. Từ đó về sau không có chuyện ǵ xảy ra nữạ Chỉ có một lần tôi bắt gặp. Chính bà Pat gói thêm hai hộp sữa, dúi vào cái giỏ của cô Kim Liên.
Chuyện ông H.Ọ
Chuông điện thoại reo, tôi nhấc lên, giọng một người đàn ông Việt Nam trong máy:
"Tôi muốn đem con tôi tới khám bệnh."
"Vâng, xin ông cho tôi biết một vài điều về cháụ"
Tôi lấy tên bệnh nhân, tên người cha, và số điện thoạị Cô bé 12 tuổi bị cảm, ho và sổ mũi, không bị sốt. Vẫn đi học.
Tôi hẹn sẽ gọi lại ông Thân sau khi tham khảo với y tá.
Y tá hướng dẫn là: Cô bé chỉ cần nghỉ ngơi, uống thật nhiều nước, ăn nhẹ. Cảm là do mấy con siêu vi (virus) không có chữa bằng thuốc, chỉ cần thời gian tự nó sẽ hết.
Tôi gọi cho ông Thân, lập lại lời khuyên của y tá. Ông Thân không bằng ḷng, gắt lên trong máỵ
"Tại sao lại không cho con tôi gặp bác sĩ, mấy người làm ăn kỳ cục quá. Yêu cầu cô ra nói lại với bác sĩ là tôi muốn đem con tôi vào ngay bây giờ."
Biết là gặp một thân chủ khó tính, tôi vội vàng ra nói với y tá. Hay là cứ để cho ông Thân mang con vào, cho ông ấy an ḷng. Y tá bảo:
"Thời khóa biểu hôm nay đông nghẹt rồị Ḿnh phải để chỗ cho những người bệnh nặng và trẻ sơ sanh. Cô bé đó vẫn đi học được tôi nghĩ không có ǵ là nguy kịch. Bà nói với ông ấy là cứ theo lời chỉ dẫn, đợi đến mai mà cháu có sốt hăy mang vàọ C̣n không th́ phải ít nhất từ mười ngày tới hai tuần cái bệnh cảm mới hết, chứ không có thuốc nào chữa ngay đâụ"
Tôi biết là khó mà nói để cho ông Thân nghe theo, nhưng chẳng c̣n cách nào khác. Tôi lập lại lời y tá. Ông Thân hét lên trong điện thoại, những lời ông nói ngoài điều dự đoán của tôị
"Tôi nói cho bà biết để bà nói lại với y tá và bác sĩ ở bệnh xá là: Tôi gửi lời mắng họ. Tôi không phải là người vượt biển sang đâỵ Chính phủ Mỹ phải mời tôi mới sang, phải đưa đón tôi bằng máy baỵ Bây giờ con tôi ốm, mà lại cứ bảo cứ ở nhà, uống nhiều nước là khỏị Tôi đâu có phải người ngụ Tôi đem con tôi đến ngay bây giờ. Bác sĩ phải khám cho nó, nếu không tôi sẽ đi kiện cho mất việc."
Ông nói xong, không đợi tôi trả lời, ông gác máy nghe thật nặng. Tôi buông máy xuống, ngồi ngẩn ra một lúc. Không biết phải làm điều ǵ trước. Ḷng tôi bỗng nhiên buồn bă. Tôi biết là tôi đă gặp một ông H.Ọ Một người tù lâu năm trong trại cải tạọ Có thể ông cũng đă bị biệt giam, có thể ông đă bị đánh đập. Tinh thần ông chắc là bị giao động. Tôi bỗng thấy thương ông hơn là giận. Tôi chuẩn bị cho tôi sẵn một tinh thần b́nh tĩnh, sáng suốt và nhân ḥa để đón trận cuồng phong của ông. Tôi vào nói với y tá.
"Ḿnh gặp khó khăn rồi đó, ông ta nhất định đem cô bé vào để khám. Tôi nghĩ nếu không có buồng th́ bà cũng nên cặp sốt, hỏi han và cho thuốc ho, để đem về cho ông ấy hài ḷng. Ḿnh bận thế này th́ không có thời giờ mà cắt nghĩa nhiều cho một người đang mất b́nh tĩnh đâụ"
Bà y tá đồng ư vào lấy sẵn một chai thuốc ho, một chai tylenol.
Ông Thân 20 phút sau đến, ông không đem theo con gáị Tôi đoán trong đầu là ông đi một ḿnh cho dễ nổi giận. Nhưng tôi đă khôn ngoan ra chặn ông trước khi ông kịp nổ bùng.
"Thưa ông, tôi có nói chuyện với bác sĩ và bác sĩ có gửi thuốc cho cháu đâỵ Thuốc ho, ông cho cháu uống hai lần một ngày, c̣n thuốc Tylenol th́ chỉ khi nào cháu nóng đầụ Ông nhớ cho cháu uống thật nhiều nước và nếu có thể ông cho cháu nghỉ học một, hai ngàỵ"
Tôi vừa nói vừa đưa hai lọ thuốc cho ông. Ông không ngờ là mất cơ hội nổi giận, ông im lặng cầm hai chai thuốc. Mặt vẫn c̣n hậm hực. Tôi làm quen:
"Ông sang đây được bao lâu rồi ạ."
"Hai tháng." - Ông trả lời ngắn.
Tôi tiến thêm một chút xa hơn:
"Vất vả quá ông nhỉ. Sang Mỹ ở tuổi này mà con c̣n nhỏ. Thôi cứ được đến đâu hay đến đó ông ạ! Thế ông ghi tên đi học thêm Anh văn chưả"
Khuôn mặt ông như thư giăn ra một chút, giọng nói ông cũng mềm mại hơn.
"Có ghi tên, đi học ba tuần qua rồi, mà coi bộ học không vàọ Tù mười hai năm về, đầu óc nó đặc rồi, học coi bộ không vàọ" - Ông lặp lạị
Tôi biết là ông cần được nghe lời an ủị
"Vâng, ngần ấy năm trong tù th́ c̣n ǵ là sức khỏe với tinh thần nữạ Chúng tôi những người may mắn không bị tù đầy, lại được đi trước, không phải sống với cộng sản. Lúc nào nghĩ lại vẫn thấy thương và biết là chúng tôi quả thật có mang ơn những quân nhân bị đi cải tạọ Và chỉ mong được trả cái ơn ấy cho những người đến saụ"
Ông Thân đứng im, không nói ǵ. Một lúc sau ông nói, giọng hơi rung.
"Cám ơn bà, tôi về."
Ba hôm sau, tôi nhận được điện thoại của ông gọi lạị Ông nói từ tốn:
"Con gái của tôi, cháu bớt nhiều rồị Tôi cho cháu nghỉ một ngày thôi, cháu đi học lại rồị"
"Tốt quá, đấy ông thấy không, cảm th́ không cần phải trụ sinh hay thuốc men ǵ lắm đâụ"
"Tôi cám ơn bà, bà cho tôi xin lỗi về những lời tôi nói ngày hôm trước."
"Ông chẳng có lỗi ǵ cả. Tôi chúc ông và cháu được nhiều may mắn."
Hai tháng saụ Tôi gặp ông ở chợ người Việt. Ông dắt cô con gái ra chào tôị Chúng tôi tṛ chuyện với nhaụ Tôi mới được biết là ông sang đây chỉ có hai bố con. Tôi không hỏi về người vợ và ông cũng không nóị
Trên đường lái xe về, tôi thấy ḷng ḿnh mang mang. Tôi thấy thương ông hơn. Và h́nh như "cái món nợ vô h́nh và không có tên gọi" giữa tôi và những người H.Ọ, mỗi ngày một to hơn.
Ở lớp sản khoa
Lớp học có bốn kỳ vào mỗi chiều thứ Năm. Từ bốn giờ đến sáu giờ. Những người đến học là những phụ nữ mang thai sắp vào thời kỳ sanh nở. Người phụ nữ Mỹ thường có chồng cùng đi theo vào lớp. Phụ nữ Việt Nam thường đi một ḿnh, phần đông là sanh con sọ Đàn bà Việt Nam thường có ư nghĩ là "Trời gói th́ Trời mở" cần ǵ phải đến lớp học. Các cụ ngày trước có ai đi học đâu mà vẫn "mẹ tṛn con vuông." Người đàn ông Việt Nam th́ chuyện vào buồng sanh cùng với vợ là điều rất hạn hữụ
Lớp học khóa này chỉ có sáu phụ nữ, gồm Mỹ, Phi và Việt. Người Việt duy nhất là một cô c̣n rất trẻ, ở tuổi học trung học. Nên lớp kỳ này hướng dẫn bằng Anh ngữ. Cô bé tên Lan, đang học lớp 12. Đặc biệt mỗi lần cô đến lớp, đều có người bồ đi theọ Tôi thấy ở giấy điền đơn, cô biên tên Joe vào chỗ ô có chữ "partner." Người đàn ông đó bao giờ cũng đến trễ hơn cô độ 20 phút. Tôi đoán có lẽ ông ta từ chỗ làm rạ Tôi cũng đoán được có lẽ ông ta làm công việc thuộc thợ xây cất. V́ lần nào tôi cũng thấy cái quần Jeans và áo may-ô của ông dính xi măng hoặc vôi, sơn. Đặc biệt là hai bàn tay sần sùi, to với những đầu ngón tay có h́nh vuông. Bàn tay của người làm công việc nặng nhọc.
Ông đến ngồi sau cô, im lặng nghe giảng. Ông có vẻ hiểu Anh ngữ tường tận (không thấy ông ấy phải hỏi lại cô bé điều ǵ). Tôi nghĩ ông không phải là người Việt Nam. Trông ông giống một người Mễ, thân thể ông vững chắc, to ngang so với người Việt, nước da ông ngăm ngăm, tóc ông hoa râm. Ông ấy già hơn cô bé nhiều quá. Điều này làm tôi hơi khó chịu (một sự khó chịu thật là vô lư).
Khi chúng tôi thực tập một vài động tác cho các bà th́ các người chồng đều tham dự sốt sắng, kể cả ông Joe (partner của cô bé) ông cũng làm massage lưng và chân cho cô, ông tập thở cùng cô, ông đỡ cô đứng lên, ngồi xuống, ông ngồi tĩnh tâm cùng cô như tất cả những ông chồng trẻ tuổị Tôi nghĩ bụng: Ít ra th́ cũng phải thế!
Mỗi lần họ ra về, đi bên nhaụ Một già, một trẻ, trông ông vững chắc như một ngọn núi (trên đỉnh có tuyết phủ) đi bên cạnh cộ Cô bé nhỏ, như dựa hẳn vào ông. Ḷng tôi thấy nao naọ Cô bé này chỉ vào tuổi con gái tôị Cái tuổi c̣n ăn, c̣n chơi mà đă phải mang vác cái trách nhiệm làm mẹ.
Có vài lần tôi định gợi chuyện với ông, để muốn biết rơ về cả hai người, nhưng ông đều né, mỗi lúc tôi định lại gần. Và cô bé Lan th́ chỉ đến ngay lúc lớp bắt đầu và ra về ngay khi lớp tan. Có khi hai người quên cả chào tôi, hoặc chỉ chào rất ngắn bằng tiếng Mỹ - Byẹ Rồi bước ra cửa lớp, không ở lại uống nước hay ăn bánh như những học viên khác.
Buổi học cuối cùng, tôi dặn các bà mẹ và ông bố tương lai là khi nào đi sanh về xin gọi ngay cho tôi, để tôi sẽ cùng y tá đến thăm tại nhà.
Ba tuần sau, Lan sanh một cậu con trai, cô gọi điện thoại cho tôi, nói bằng tiếng Việt, thỉnh thoảng có pha một câu tiếng Mỹ. Khi tôi hỏi cô bằng tiếng Việt:
"Lan sanh có đau lâu không?"
"Cháu đau gần mười tiếng."
"Thế Joe có vào buồng sanh với cháu không?"
"Có, Him giỏi lắm. Nhắc cháu thở, dắt cháu đi bộ và c̣n thức cả đêm hôm qua với babỵ"
"Nói với ông Joe là cô có lời khen, ông ta là một người chồng tốt."
Lan cười to:
"Cô lầm rồi, Him là father của cháu, cháu không có chồng. Boyfriend của cháu đă đi tiểu bang khác khi biết cháu có baby trong bụng."
Tôi kêu lên trong đầu:
"Chúa ơi! Tôi lầm to quá. Tôi thật có lỗi với ông bố Việt Nam nàỵ Nhưng sao ông Joe biết tôi cũng là người Việt Nam mà ông lại không chuyện tṛ với tôị Chắc là ông muốn mang vác gánh nặng một ḿnh."
Tôi do dự một giây rồi hỏi Lan:
"Thế chỉ có hai bố con thôi à, mẹ cháu đâủ"
"Mẹ cháu ở Việt Nam. Cháu đi sang đây với father cháu năm năm rồị Mẹ cháu cũng có husband khác rồị"
Tôi không hỏi tiếp nữạ Hẹn sẽ đến thăm Lan vào ngày mai cùng với y tá. Thế nào tôi cũng phải t́m dịp làm quen, nói chuyện với ông Joẹ
Ông là một ông bố Việt Nam tuyệt vờị
Tôi học được rất nhiều điều ở nơi tôi làm việc. Và tôi cất tất cả những điều đó vào trong sách. Giống như ngày c̣n đi học tôi dùng sách để ép hoạ.

 

Trở về trang tác giả và tác phẩm

Free Web Hosting