Từ Ảo Đến Thật

Quán Văn

 

 Từ Ảo Đến Thật

trần doăn nho

Truth is true only within its system.

(Lạt ma Deshung)

1.

 

Người ta vẫn thường cho rằng hư cấu là thuộc tính của văn chương. Chỉ có nhà văn, nhà thơ mới cần sử dụng đến hư cấu. Thực ra, theo tôi, hư cấu là thuộc tính của con người trong sự đối phó thường xuyên với ngoại giới, với cuộc sống. Nói cho rốt ráo, trước khi con người tác động một hành vi ǵ vào hiện thực, th́ nó phải biết hư cấu, nghĩa là phải biết h́nh dung, tưởng tượng, bịa đặt.

 

Bằng màu sắc, con người đưa hư cấu vào hội họa. Bằng âm thanh, con người đưa hư cấu vào nhạc. Bằng ngôn ngữ, con người mang hư cấu vào văn chương nghệ thuật, triết lư. Bằng niềm tin, con người đưa hư cấu vào tôn giáo. Theo tôi, một trong những hư cấu vĩ đại nhất và cũng ngang trái nhất của con người là chân lư. V́ là hư cấu cho nên dù vẫn quan niệm chỉ có một, chân lư lại được h́nh dung ra thành nhiều khái niệm, tên gọi khác nhau tùy theo khung cảnh văn hóa, điều kiện môi trường, tŕnh độ phát triển và... cũng tùy theo áp lực của t́nh thế và có khi do sự áp đặt của các thế lực độc đoán. Nghĩa là mỗi người hay mỗi nhóm người hay mỗi cộng đồng con người tự chọn lựa cho ḿnh một khái niệm hay một h́nh ảnh gọi là chân lư. Và hầu như không "chân lư" nào chịu chấp nhận "chân lư" nào.

 

V́ cho chân lư của ḿnh là duy nhất đúng, là tuyệt đối nên người ta có xu hướng biến chân lư của ḿnh thành giáo điều, quy phạm bất biến, vĩnh cửu có thể áp dụng cho mọi hoàn cảnh, t́nh huống. Chẳng những thế, người ta c̣n đi xa hơn: biến chân lư của ḿnh thành chân lư của mọi người. Và do thế mà có sự kiện: rao giảng chân lư của ḿnh. Anh rao giảng chân lư của anh, tôi rao giảng chân lư của tôi nhằm mục đích giữ niềm tin và lôi cuốn người khác tin theo chân lư của ḿnh. Rốt cuộc, chân lư đâm ra cũng tranh chấp lẫn nhau.

 

Để bảo đảm sự tồn tại của chân lư của ḿnh, người ta hiện thực hóa nó qua h́nh thức trung gian: tổ chức. Một tổ chức thật chặt chẽ là một hiện thực, nhưng là một hiện thực đầy hư cấu. Sức mạnh của nó xuất phát từ một ư thức đă được "hư cấu" kỹ càng. Từ thứ ư thức đó người ta cột chặt vào nhau, ràng buộc vào nhau. Hiện thực được huy động toàn diện để phục vụ các mô h́nh hư cấu. Hiện thực bây giờ, lạ thay, bắt đầu trở thành vô thường, tạm bợ nghĩa là thành hư cấu. C̣n hư cấu, theo lập luận ở trên th́ mới là hiện thực và là hiện thực duy nhất. Chẳng những thế hiện thực bên ngoài c̣n được cắt xén, lắp ghép làm sao cho vừa với cái khuôn hư cấu. Từa tựa như các đạo diễn cắt bỏ, xén bớt những chi tiết không thích hợp trong văn bản trước khi đưa nó lên sân khấu hay đóng thành phim cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện tŕnh diễn.

 

2.

 

Tôi có một kinh nghiệm nhỏ. Hồi năm 1982, lần đầu tiên ra miền Bắc, xe ngừng tại thị xă Hà Tĩnh, tôi dành phần lớn th́ giờ đi quanh ṭ ṃ quan sát một thị xă xă hội chủ nghĩa. Đường phố vắng teo, trên đường một vài cán bộ đạp xe đạp, một vài em nhỏ chạy quanh, một vài cửa hàng quốc doanh vắng vẻ. Nổi bật nhất vẫn là những khẩu hiệu. Trông như tôi đang đi trong một khu ngoại ô vắng vẻ hay trong một cái làng quê nào đó. Một thị xă mà như thế này sao? Tôi sửng sốt tự hỏi. Sau này, đi nhiều nơi trên miền Bắc - có lẽ chỉ trừ Hà Nội và Hải Pḥng là c̣n có đôi chút "thành phố" - tôi mới hiểu ra rằng những thành phố miền Bắc là như thế. Hóa ra chúng không phải là hiện thực, mà xuất phát từ mô h́nh tiền chế, một trong những hư cấu xă hội chủ nghĩa: ngăn nắp, trật tự, an ninh và...buồn. Tôi quen với khung cảnh phố xá hào nhoáng, đông người, buôn bán sầm uất, xe cộ ngược xuôi. H́nh ảnh những "thành phố buồn" cũng như các khẩu hiệu, những cánh đồng giăng dây cấy lúa (cho thẳng hàng), những chiến dịch thi đua hao người tốn của và cả "ao cá bác Hồ" chẳng hạn đều thoát thai từ hư cấu (mặc dầu chúng được gọi là "hiện thực xă hội chủ nghĩa"). Tóm lại, vẫn là hiện thực, nhưng là một hiện thực đầy hư cấu. Thực mà ảo. Ảo đi vào thực.

Trong lúc đó, một thành phố Mỹ như New York xôn xao, sầm uất, ngất ngưởng, năng động với những ngôi nhà chọc trời và hàng chục cái "hộp người" vĩ đại khác, nh́n từ bên trên là một loại đô thị lư tưởng: giàu sang, hùng mạnh, tự do, biểu trưng cho một sức sống văn minh, một loại h́nh tượng rất "Mỹ" với "hiện thực đen" ở phía trái: mafia, nghiện hút, măi dâm, bạo động...Trong một New York đa dạng như thế, người ta thực hiện hai công tŕnh đặc trưng: tượng Nữ Thần Tự Do (thế kỷ 19) và Trung Tâm Thương Mại Thế Giới (thế kỷ 20). Có thể nói Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, vừa to lớn về thể h́nh lại vừa đầy ắp tham vọng về mục đích, là một tiếp nối đầy ư nghĩa với tượng Nữ Thần Tự Do trong việc chinh phục thế giới. Ư tưởng về một trung tâm thương mại như thế đă có ngay từ sau khi chiến tranh thế giới lần II vừa chấm dứt. Nhưng phải đến cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, nó?mới trở thành hiện thực: một quần thể cao ốc gồm có bảy ṭa nhà và một trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới. Nó là cơ quan đầu năo của nhiều trung tâm thương mại khác trên toàn thế giới, tất cả nằm trong một tổ chức quốc tế gọi là "The World Trade Centers Association" (WTCA). Tổ chức này được thành lập vào cuối thập niên 1970 có khoảng chừng 300 chi nhánh nằm trong 97 nước do Guy F. Tozzoli, lúc bấy giờ là trưởng cơ quan "Port Authority?s World Trade Center Department" là cơ quan sở hữu chủ Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, sáng lập. Trong một bài diễn văn đọc trước tổ chức này tại Geneva năm 1989, Guy F. Tozzoli phát biểu: "Những trung tâm thương mại thế giới không chỉ làm cho công cuộc giao thương quốc tế trở nên thuận tiện và xây dựng sự thịnh vượng về kinh tế nhưng mà c̣n thúc đẩy sự cân bằng và ḥa b́nh giữa những quốc gia trên thế giới đến một mức độ cao hơn. Thương mại và kinh doanh được thực hiện hàng ngày ở trong và xuyên qua những trung tâm thương mại thế giới vượt lên trên chủ nghĩa quốc gia hẹp ḥi cũng như những hàng rào cản về chủng tộc và chính trị trong quá khứ".

 

Minoru Yamasaki, kiến trúc sư chính của công tŕnh, nói rơ hơn về hướng đi của trung tâm này trong một bài phát biểu sau khi hoàn tất công tŕnh như sau: "Thương mại thế giới có nghĩa là ḥa b́nh thế giới và do vậy, những cao ốc của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở New York ...đă có một mục đích cao hơn là chỉ cung cấp chỗ cho những người thuê mướn. Trung Tâm Thương Mại Thế Giới là một biểu tượng sống cho sự cống hiến của con người đối với ḥa b́nh thế giới(...) và ngoài nhu cầu bó buộc biến cơ sở này thành một di chứng cho ḥa b́nh thế giới, Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, do tính quan trọng của nó, sẽ trở nên biểu tượng cho niềm tin của con người vào nhân loại, nhu cầu của nó đối với phẩm giá cá nhân, niềm tin của nó trong sự hợp tác của con người, và xuyên qua sự hợp tác, là khả năng của con người t́m thấy sự cao cả của ḿnh".

 

Đối với chúng ta, những điều đại loại như thế nghe cũng xuôi tai và trông bộ cũng hợp lư. Nhưng những người Hồi giáo (nhất là những phần tử cực đoan) vốn nhạy cảm với tất cả những ǵ ǵ là sản phẩm của phương Tây, hiểu hoàn toàn khác. Trung Tâm Thương Mại Thế Giới chẳng qua chỉ là cái b́nh phong để người Mỹ (và Tây phương) thống trị thế giới. Nó tượng trưng cho một thứ quyền lực mới (ngoài quân sự) trông có vẻ nhẹ nhàng hơn, đáng yêu trong việc đẩy thế giới Hồi giáo - vốn đă yếu kém và lệ thuộc - lún sâu thêm vào sự lệ thuộc, vào sự yếu kém để đi tới chỗ suy tàn. Nói khác đi, đó là một trong những mô h́nh trong kế hoạch toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, là hư cấu vĩ đại của một nước Mỹ sau chiến tranh lạnh.

 

Và thế là, họ quyết tấn công. Vào tháng 2/1993, một chiếc xe van chứa đầy chất nổ đă phát nổ tại băi đậu xe ngầm dưới đất của trung tâm. Vụ tấn công do Sheik Omar Abdel Rahman và 9 phần tử Hồi giáo của các xứ Soudan, Ai Cập, Mỹ, và Jordan thực hiện gây nên thiệt hại đáng kể: giết chết 6 người và làm bị thương 1042 người. Nhưng những thiệt hại như thế chưa có ǵ là to lớn so với nhiều vụ khủng bố khác nhắm vào các quyền lợi Mỹ ở nước ngoài. Và chẳng thấm vào đâu so với cuộc tấn công lần thứ hai vào Trung Tâm này ngày 11/9/2001. Cuộc tấn công (hay đúng hơn là một cuộc tổng tấn công) được chuẩn bị lâu dài, kỹ lưỡng, phối hợp nhịp nhàng, với quyết tâm cao độ nhằm thu đạt một kết quả có tính chất quyết định. Tôi thích gọi đó là cuộc tấn công của một hư cấu vào một hư cấu. Hậu quả lại vô cùng hiện thực: 3.000 người chết và toàn bộ Trung Tâm bị phá hủy hoàn toàn. Ảo đă đi vào thực!

 

3.

 

Theo tin tức cho biết, một trong những khuôn mặt chính chỉ đạo cuộc hành tŕnh hư cấu đưa chuyến bay số 11 của hăng hàng không American Airlines lao ngay vào ṭa nhà phía bắc của Trung Tâm vào lúc 8 giờ 45 phút sáng ngày 11/9/2001 là người thanh niên Ai Cập có tên là Mohamed Atta.

 

Mohamed Atta là ai?

 

Sau ngày 11/9, John Hooper, phóng viên tờ nhật báo Anh The Observer đă t́m cách dựng lại nhân dáng của nhân vật này bằng cách tiếp xúc với các bạn bè cũng như những người đă từng quen biết hay tiếp xúc với anh ta như cô gái Amal người Palestine, Volker Hauth, bạn đồng học ở Hamburg (Đức quốc) - người đă cùng đi đây đi đó nhiều lần với Atta, kể cả Ai Cập - , Helga Rake và Matthias Frinken, bạn cùng hăng xưởng, giáo sư bảo trợ luận án ra trường Dittmar Machule tại đại học Hamburg, Brad Marrick, chủ một công ty cho thuê xe tại Florida, vân vân. Atta, tên đầy đủ là Mohamed el-Amir Awad el-Sayed Atta, 33 tuổi, sinh ở Ai Cập, cha là một luật sư. Anh theo học kiến trúc ở Cairo sau ghi danh học ở đại học Hamburg, Đức quốc, ngành kế hoạch hóa đô thị (town planning). Những người bạn anh cho biết, Atta là một con người hai mặt: có lúc th́ tỏ ra hướng nội, rất kín đáo và dè dặt nhưng có lúc lại rất linh hoạt và chu đáo. Một số người cho rằng, anh ta thuộc loại người "thần kinh phân liệt tự ư" (willful schizophrenia) dẫn đến chỗ sẵn sàng giết người nhân danh nhân loại, nhân danh tinh thần nhân bản. Khác với những nhận định sai lạc lúc đầu, Atta là người học hành thông minh, tính t́nh phóng khoáng, kết bạn với đủ hạng người, từ Thiên chúa giáo ôn ḥa cho đến những phần tử Hồi giáo cực đoan. Hồi mới sang Đức, anh tỏ ra là một thanh niên b́nh thường như mọi người, nhưng về sau này, sau một chuyến đi về thăm nhà trở lại, anh hoàn toàn đổi khác: để râu kiểu những thành phần Hồi giáo cực đoan (fundamentalist) và gia nhập tổ chức "Engineers Syndicate", một trong 3 tổ chức chuyên nghiệp do phong trào Hồi giáo cực đoan "Muslim Brotherhood" kiểm soát. Và lúc này, anh không giấu giếm quan điểm của ḿnh: thù ghét bọn nhà giàu và Mỹ. Nhiều lần, Atta nói với bạn bè "Tất cả sự cầu nguyện và hy sinh của tôi, cái sống và cái chết của tôi là dành cho đấng Allah, vị Chúa của mọi thế giới". Trong đời sống thường nhật, Atta quan tâm đến người khác, không chỉ là những người Hồi giáo nghèo mà thôi. Theo Brad Warrick, chủ nhân công ty cho thuê mướn xe "Warrick?s Rent-a-Car" ở băi biển Pompano, tiểu bang Florida, khi thuê xe anh ta đă báo cho chủ biết là đèn báo hiệu nhớt xe sáng lên chứng tỏ xe hết nhớt. Sau này khi trả xe vào ngày 9/9 - hai ngày trước khi lái máy bay đâm vào Trung Tâm Thương Mại Thế Giới - anh ta c̣n nhắc nhở cho Warrick về đèn báo hiệu nhớt nói trên.

 

Trên đây chỉ là vài nét về một trong những người đă bay những chuyến bay hư cấu vào ngày 11/9. Cho đến nay, người ta cũng chưa biết ǵ thêm về tổ chức đứng đàng sau vụ khủng bố (Al Qaeda), cách tuyển mộ, huấn luyện cũng như các trạng thái tâm lư của những người tự nguyện thi hành sứ mạng. Nhưng để có một cái nh́n khái quát về hành trạng của những người Hồi giáo cực đoan hiện đại, ta cũng có thể t́m thấy ở những người Palestine ôm bom tự sát trong phong trào antifada chống Do Thái hiện nay ở Trung Đông.

 

"Theo hầu hết những nhà chuyên môn, động cơ quan trọng nhất h́nh thành nên cách hành xử của những người ôm bom tự sát là sự trung thành với tổ chức. Họ trải qua những tiến tŕnh tương tự như những tiến tŕnh được sử dụng bởi các lănh tụ của giáo phái Jim Jones và Solar Temple. Những người ôm bom được tổ chức vào thành từng tổ nhỏ và trải qua vô số giờ huấn luyện tâm linh cùng với nhau trong một khung cảnh cảm động. Họ được giáo dục về những chi tiết của Jihad (thánh chiến), nhắc nhở về nhu cầu phải trả thù, và tái bảo đảm về những phần thưởng mà họ có thể mong mỏi ở kiếp sau. Họ được cho biết rằng gia đ́nh họ sẽ được bảo đảm có một chỗ cùng với Thượng Đế và rằng có những phần thưởng đáng kể cho gia đ́nh ngay trong kiếp này, kể cả tiền bạc, hàng ngàn đô la do chính phủ Irak hay một số cá nhân người Á Rập và nhiều nhóm hảo tâm khác có cảm t́nh với chính nghĩa. Cuối cùng, họ cũng được cho biết rằng thiên đàng nằm ngay phía bên kia của kíp nổ, rằng cái chết sẽ được cảm thấy chẳng có ǵ khác hơn một cái véo tay.

 

Các thành viên của những nhóm như thế diễn lại những chiến dịch trong quá khứ. Những tân binh ôm bom thỉnh thoảng được cho nằm trong những nấm mộ rỗng, để cho họ có thể cảm nghiệm cái chết thanh thản như thế nào. Họ được nhắc nhở rằng cuộc sống sẽ mang lại bệnh, già, bội phản mà thôi. Một người t́nh nguyện ôm bom nói với Hassan (kư giả tờ The New Yorker) "Chúng tôi ở trong một t́nh trạng thường xuyên được thờ kính. Chúng tôi nói với nhau rằng nếu bọn Do Thái mà biết chúng tôi vui sướng như thế nào khi được chết, chắc bọn chúng tức lắm. Những ngày đó là những ngày đẹp nhất trong đời tôi!" (The culture of Martyrdom, David Brooks, The Atlantic Monthly, June/2002).

 

Những vụ ôm bom tự sát được được điều hợp bởi những tổ chức rất chặt chẽ tuyển mộ, huấn luyện, truyền giáo và thưởng công. Họ không t́m kiếm những người bị bệnh tâm thần hay những kẻ tuyệt vọng mà t́m những người b́nh thường, có tŕnh độ giáo dục cao và sẵn sàng cống hiến mạng sống cho chính nghĩa, đại loại như anh chàng Mohamed Atta. Theo Hassan, phóng viên tạp chí The New Yorker trong một bài phóng sự về phong trào antifada, không ai trong số những người ôm bom là những người vô giáo dục, nghèo khổ hay tuyệt vọng. Hiện nay, sự tuẫn giáo đă trở thành mục tiêu chính của ngành truyền thông các xứ Á Rập. Vô h́nh chung, nhiều đề tài khác bỗng trở nên thứ yếu, kể cả ư tưởng về một Palestine độc lập vốn là đề tài ăn khách trước đây. Quả thật, hiện tượng ôm bom tự sát trông bộ rất phù hợp với thời đại truyền thông mở rộng, đặc biệt là truyền h́nh. Hàng ngày, hệ thống truyền h́nh các nước Á Rập liên tục chiếu trên nhiều kênh những h́nh ảnh vô cùng độc đáo: những đoạn băng hấp dẫn ghi lại h́nh ảnh và lời phát biểu vĩnh biệt của những người t́nh nguyện ôm bom tự sát cùng cuộc phỏng vấn cha mẹ, thân nhân của họ; cảnh tượng vừa sinh động vừa kinh khiếp của những vụ đánh bom thành công: nhiều phần thân thể bầy nhầy, máu me bắn tung tóe và vương văi khắp nơi giữa những nhà hàng, hay cao ốc bị phá hủy; cảnh những "đám cưới" hư cấu giữa những người tuẫn giáo và những trinh nữ gặp nhau trên thiên đàng, các "đám cưới" này được thông báo rộng răi trên báo chí địa phương y như thiệp mời đám cưới thực để thân nhân và bạn bè có thể đến tham dự. Tác động thật lớn: những vụ ôm bom tự sát càng ngày càng được người Palestine ủng hộ. Các cuộc thăm ḍ công luận cho thấy, có đến 70 hay 80 % người Palestine tán thành việc ôm bom tự sát.

 

Theo nhận xét của những thông tín viên khi phỏng vấn các thành viên t́nh nguyện hay thân nhân của họ, trong quá tŕnh ôm bom tự sát, sự hân hoan, khoái lạc thế chỗ cho sợ hăi và đắn đo. Nhiều thanh thiếu niên ghi danh t́nh nguyện bày tỏ cảm giác bồn chồn, mong tới ngày đến phiên ḿnh "đi chết" y như người ta mong đến ngày cưới hay ngày đi nhận một phần thưởng quư giá nào đó. Khi đi thi hành nhiệm vụ, trong một vài trường hợp, lúc bị phát hiện trước khi đến địa điểm, có cậu đă vội vàng bấm kíp nổ mặc dù chẳng sát hại được ai, có lẽ v́ sợ không c̣n cơ hội được chết để lên thiên đàng. Những sự kiện như thế nói lên đặc điểm của chủ nghĩa khủng bố kiểu mới: người khủng bố không cần t́m cách thoát thân. Họ không phải là những người cảm tử. Họ không hy sinh. Họ thưởng thức cái chết. Chính từ chỗ đó mà hư cấu đi vào hiện thực. Khát vọng về đời sau đă có tác dụng tích cực vào chính đời này, nơi mà những người khủng bố đă từ khước, đă để lại đàng sau cho người khác. Một điều nghịch lư: dường như cái chân lư hư cấu này, đối với kẻ thực hiện, lại là hư cấu đôi: một mặt, hắn từ khước hiện thực này - một mặt, hắn lại dùng cái hư cấu đó để thay đổi hiện thực. Nghĩa là, bản chất của việc khủng bố là thay đổi cái hiện thực mà hắn phủ nhận. Thay đổi thành một cái khác, có lẽ cũng là hư cấu: một thế giới tốt đẹp hơn, vắng bóng kẻ thù, một thế giới mà chính anh ta sẽ không bao giờ được hưởng, không bao giờ thấy, và cũng không chắc là sẽ có hay không.

 

4.

 

Cái chân lư hư cấu này rơ ràng là khác hẳn một số giáo phái khác, chẳng hạn như giáo phái Heaven's Gate ở Hoa Kỳ. Vào các ngày từ 23 đến 26 tháng 3/1997, 39 tín hữu, nam có nữ có, trẻ có già có thuê biệt thự Rancho Santa Fe (San Diego, California) để tụ họp nhau, chia sẻ tâm t́nh, ăn uống, bù khú và có lẽ tập trung bàn luận về một chốn thiên đàng mà họ sẽ đến. Rồi, ăn mặc thật đẹp, mỗi người nằm một chỗ và lặng lẽ ra đi. Họ chọn từ bỏ thế giới này, từ bỏ hẳn, xem như nó không hiện hữu v́ theo Marshall Herff Applewhite, người sáng lập ra Heaven?s Gate, th́ thể xác chỉ là "những thùng chứa linh hồn tạm thời. Hành động hóa thân và chia cách cuối cùng khỏi trần thế là sự cắt đứt hay cách ly khỏi thùng chứa vật lư con người hoặc thể xác nhằm giải thoát khỏi kiếp nhân sinh". Họ ra đi, không phiền ai và không làm sứt mẻ một chút hiện thực nào. Họ chỉ có một hư cấu duy nhất: thiên đàng của họ. Hành động tự sát trông có vẻ ích kỷ: chỉ giải thoát cho họ. Có lẽ v́ họ không có kẻ thù nào cần phải tiêu diệt. Họ an nhiên đi vào cơi hư cấu thuần túy của họ. Ngược lại, những phần tử của chủ nghĩa khủng bố hiện đại (những suicide bombers, shoe bomber, 9/11 hijackers) biết rơ họ có kẻ thù, nhận diện rơ chân dung kẻ thù và những nhược điểm của nó: tính dễ tổn thương, và dĩ nhiên, sợ chết. Họ chỉ muốn mượn hư cấu để thay đổi hiện thực. Nói cách khác, họ biến cái ảo thành thực.

 

Chẳng biết giờ này, những người tự sát đó đă gặp nhau ở cơi hư cấu mà họ mong muốn chưa. Nhưng những kẻ thù của họ th́ thật là thấm đ̣n hiện thực. Toàn nước Mỹ sống trong khung cảnh của tất cả những hậu quả tệ hại nhất sau 11/9. Họ phải từng bước thay đổi cấu trúc và tâm lư để đối phó với không những hậu quả về mọi mặt của biến cố 11/9 mà c̣n để ngăn chận những cuộc tấn công khác, không biết sẽ xảy ra lúc nào, ở đâu và bằng phương cách nào. Họ chuẩn bị "hư cấu lại" toàn bộ và không chừng hy sinh luôn cả những nguyên tắc căn bản vốn đă tạo nên vinh quanh cho nước Mỹ: tự do, dân chủ, nhân quyền - những thứ mà họ nỗ lực duy tŕ ngay cả trong những lúc đen tối nhất qua các cuộc chiến tranh nóng và cuộc chiến tranh lạnh trong thế kỷ 20. Chẳng hạn như để bảo đảm an ninh nội địa và dễ dàng phát hiện các phần tử khủng bố, nghe nói họ sẽ ban hành một biện pháp an ninh qua đó, một người Mỹ sẽ phải do thám 10 người Mỹ khác. Về chính trị nội bộ, trong thời gian vừa qua, chính trường Mỹ đă sôi động hẳn lên v́ những tiết lộ liên quan đến ngày 11/9. T́nh báo Mỹ đă nhận được những tin tức cho thấy đáng lẽ họ phải biết trước vụ khủng bố. Đảng Dân Chủ phê b́nh chính quyền Cộng Ḥa đă chẳng làm ǵ để chặn đứng vụ khủng bố. C̣n chính phủ Bush th́ biện luận rằng, những nguồn tin nhận được rất mơ hồ, không thể nào biết được. C̣n kinh tế th́ bị ảnh hưởng nặng nề: tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, ngân sách liên bang và các tiểu bang thâm thủng và thiếu hụt trầm trọng khiến nhiều chương tŕnh phúc lợi bị băi bỏ, nhiều cơ quan tiểu bang và thành phố phải sa thải nhân viên, buộc về hưu sớm, một số tiểu bang phải tăng thuế để bù đắp sự thiếu hụt. Gần đây nhất hăng hàng không lớn thứ 6 ở Mỹ là US Airways đă nạp đơn khai phá sản vào ngày 11/8/2002 do hậu quả của vụ khủng bố. Đó là bên trong. C̣n bên ngoài nước Mỹ, quân Mỹ rải ra khắp thế giới để lùng t́m các phần tử Al Qeada với một kế hoạch cũng đầy hư cấu là tiêu diệt được hết hệ thống khủng bố và mầm mống của chúng trên toàn thế giới. Hơn hết thảy là một nỗi lo lắng âm thầm trong quần chúng. Người ta không biết là sẽ bị tấn công bằng cách nào và ở đâu: suicide bomber, car bomb, dirty bomb hay đầu độc nguồn nước, dùng những chiếc máy bay nhỏ, dùng xe bồn xăng, xe cứu thương...Càng tưởng tượng lại càng cảm thấy kẻ thù có vô số cách để tấn công khủng bố. Và dường như không có biện pháp đề pḥng nào được xem là đủ. V́ khác với các loại tấn công khác trước đây, trong cuộc tấn công khủng bố kiểu mới, chất gây nổ và người làm nổ là một. Và tất cả mọi vật đều có thể biến thành phương tiện và vũ khí tấn công. C̣n đối tượng tấn công th́ bất kỳ, không cần phân biệt dân thường hay quân sự, cơ sở nhà nước hay tư nhân.

 

Ở Israel, không khí lại càng nóng sốt, khẩn trương hàng ngày. Những vụ nổ bom tự sát liên tục từ quán cà phê đến xe bus, từ những đường phố b́nh thường đến các cao ốc, cửa hàng đặt toàn thể xă hội Israel vào trong một môi trường chiến tranh y như thể vô h́nh: chẳng biết kẻ thù thực sự là ai, ở đâu và họ nhắm vào mục tiêu nào. Những cuộc tấn công tuyệt vọng mà Israel tiến hành nhằm vào các thành phố đông dân cư ở Palestine chẳng những không chận đứng và giảm bớt mà c̣n làm tăng thêm các cuộc tấn công tự sát. Trong một bài báo có tựa đề "Israeli Youth: I don?t want to die today", thông tín viên CNN ghi nhận không khí và tâm thức đặc biệt của người Israel hiện nay qua câu chuyện kể về hai thiếu nữ Israel đang sống tại Jerusalem. Một cô tên là Liat Margalit cho biết, hầu hết th́ giờ rảnh rang bây giờ, cô phải ở nhà. Cô nói: "Những điều hết sức b́nh thường trong đời sống mà một thiếu nữ chúng em làm, chúng em không c̣n làm được nữa. Chúng em không thể nào đi khiêu vũ ban đêm , không thể nào đi dự lễ tốt nghiệp. Thực sự là chúng em không thể làm ǵ được cả. Y như thể chúng em bị nhốt trong một cái lồng". Thỉnh thoảng cần thiết lắm cô mới đi xuống phố nhưng vừa đi vừa lo, chẳng biết một vụ tấn công tự sát có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Những ngày đầu khi phong trào antifada vừa mới khởi phát, sau một vụ nổ bom là Margalit và bạn bè cô có thể đi ra ngoài những ngày tiếp đó mà không phải lo sợ ǵ cả, v́ nếu có một cuộc tấn công nữa th́ cũng phải năm ba ngày hay cả một tuần lễ sau. Nhưng bây giờ th́ mọi sự không như thế nữa. Các cuộc nổ bom diễn ra thường xuyên. "Khi em đi vào quán, em chẳng biết phải ngồi ở đâu cho an toàn, ngồi sát tường, ngồi phía trước hay phía sau? Một tay khủng bố có thể bất thần bước vào và nổ bom. Em chẳng muốn chết hôm nay đâu. Em c̣n trẻ quá mà, em chỉ mới có 18 tuổi đầu!". Cha mẹ cô nhắc nhở đêm ngày là đừng có đi ra ngoài. "Em biết phải làm sao đây? Nếu em bỏ mất tuổi trẻ của em th́ em c̣n có ǵ trong cuộc sống nữa đâu? Em chẳng muốn tuổi trẻ của ḿnh cứ như bị ai cướp đi mất"

 

Cô gái khác, Efrat Ravit, 21 tuổi, may mắn sống sót trong một vụ nổ bom vào ngày 9 tháng 3/2002 rồi tại quán cà phê "Cafe Moment", nhưng đầu và chân bị thương nặng, phải giải phẫu đến cả 10 lần. "C̣n đau lắm, em nói thật là c̣n đau lắm". Trước đây, cô chẳng bao giờ chịu ở nhà, cứ đi la cà hết quán cà phê, tiệm nhảy đến nhà bạn, đấu láo, nhậu nhẹt. Bây giờ th́ đành chịu. Cô rơm tớm nước mắt: "Em chẳng muốn bị thương một lần nữa. Sắp đến ngày sinh nhật của em rồi mà đành chịu. Bỏ hết. Chẳng tiệc tùng ǵ. Cứ phải nằm nhà suốt thôi. Y như thể người ta đă cướp đi mất cuộc đời em rồi. Chán ơi là chán!".

 

Hư cấu đă đi vào hiện thực, bằng một con đường khác. Thế giới đâm ra lộn tùng phèo: ảo mà thực, thực mà ảo.

 

5.

 

Nghĩ cho cùng, hư cấu văn chương có lẽ là thứ hư cấu "hiền lành" nhất. Nó không bạo động. Nó không nhằm thay đổi hiện thực theo ư riêng của ḿnh. Khác với những giáo chủ và những lănh tụ, nhà văn, nhà thơ không sáng tác ra chân lư và không áp đặt lên người khác bất cứ một thứ chân lư nào, nói ǵ t́m cách áp đặt chân lư của ḿnh lên toàn nhân loại. Họ có thể kêu rêu, than thở, khóc thương, chưởi mắng...tùy thích. Nhưng khi nhất quyết rằng chỉ có ḿnh là nhất, là đúng, là tuyệt đối th́ họ đă không c̣n làm văn chương nữa. Bản thân văn chương, theo tôi, phải là một cái ǵ thiếu, hụt, khiếm khuyết, không toàn hảo. Nó luôn luôn là một cái ǵ dang dở. Nó luôn luôn ảo. Và có lẽ sẽ không bao giờ biến thành thực.

 

Trần Doăn Nho

(8/2002, ngày giỗ đầu biến cố 11/9)

 

Trở về trang tác giả và tác phẩm

 

 

Free Web Hosting