Đọc The Unwanted

Quán Văn

 

Đọc The Unwanted

Của Kiên Nguyễn

phan nhiên hạo

 

 

"The Unwanted" của Kiên Nguyễn, theo lời tác giả trong cuộc phỏng vấn trên báo Việt Mercury mới đây, hiện đang là một hồi kư best-seller, được dịch ra nhiều thứ tiếng, và gây được chú ư trên báo chí Mỹ. Đây là lần đầu tiên người Mỹ được đọc những chi tiết về cuộc sống đau buồn của những đứa trẻ mà họ đă bỏ lại Việt Nam sau 1975, qua chính ng̣i bút của một người trong cuộc. Mặc dù những Amerasian này từ bấy lâu nay vẫn tồn tại trong ḷng cộng đồng người Việt, họ dường như cũng bị bỏ quên bởi chính những người nói cùng ngôn ngữ. "?he Unwanted" của Kiên Nguyễn đă nhắc lại cho người Mỹ, và cả những người Việt Nam, về sự có mặt của những đứa con biểu tượng của một cuộc chiến tranh mà họ đang cố lăng quên.

 

"The Unwanted" được chú ư, có lẽ trước hết là ở khía cạnh xă hội này. Trong trường hợp của Kiên Nguyễn, một Amerasian đến Mỹ khi đă 18 tuổi sau một tuổi thơ cay đắng ở Việt Nam, nhưng đă gắng chí học để trở thành nha sĩ, đó c̣n là một câu chuyện về sự thành công của giấc mơ Mỹ.

 

Trong khuôn khổ của một bài viết trên tạp chí văn chương ở đây, tôi sẽ không đi sâu vào ư nghĩa xă hội của "The Unwanted", mặc dù đây là những ǵ đang tạo nên sự thành công của tác phẩm. Tôi muốn tập trung vào khía cạnh văn chương, cụ thể là kỹ thuật viết của tác phẩm, mà theo tôi là có khá nhiều điều đáng bàn.

 

 

"The Unwanted" được viết bằng một thứ tiếng Anh trong sáng và chính xác. Một điều mà theo tôi rất đáng được khâm phục đối với một người đến Mỹ vào tuổi trưởng thành như Kiên Nguyễn. Đọc "The Unwanted", có thể thấy tác giả đă bỏ ra nhiều công sức trau chuốt văn phong. Tuy nhiên, điểm yếu nhất của tác phẩm, theo tôi, cũng chính lại là vấn đề ngôn ngữ. Có thể v́ quá chú trọng đến sự chính xác của tiếng Anh như một ngoại ngữ, và quan trọng hơn, có lẽ v́ ư muốn làm cho tác phẩm dễ cảm nhận với đọc giả đại chúng Mỹ, tác giả đă đặt vào miệng các nhân vật những cách nói rất Mỹ, hoàn toàn không phù hợp với tính cách nhân vật Việt Nam. Những lời đối thoại trực tiếp trong "The Unwanted" luôn luôn quá khúc chiết, hùng hồn, đến độ bào ṃn đi những góc cạnh tự nhiên của ngôn ngữ đối thoại. Có cảm giác như Kiên Nguyễn đă nói thay cho tất cả các nhân vật trong tác phẩm, bất kể là họ thuộc giai tầng hay độ tuổi nào.

 

Nhân vật Loan, một nhân vật quan trọng trong "The Unwanted" chẳng hạn, được tác giả mô tả ở phần đầu tác phẩm như một người giúp việc ít học, ít nói, nhưng sau đó lại thường phát biểu rất dài ḍng, mạch lạc. Cô cũng có những kiến thức mà một người giúp việc ở Việt Nam trước đây có lẽ không có. Khi Kiên, nhân vật xưng tôi trong tác phẩm, đặt tên cho con chó nhỏ là Lulu, Loan, cô người ở này buột miệng hỏi ngay có phải Lulu là tên ca sĩ ngươi Anh không. Và cô c̣n biết cả bài hát "To Sir with Love" nữa (107). Nhân vật Kiên khi bị bỏ rơi trên đảo cùng đám người vượt biên, được yêu cầu trợ giúp một người đàn ông cầm đầu toán vượt biên để đánh cướp một thuyền đánh cá nhỏ dùng trở về đất liền, đă đứng lên phát biểu như thế này trước sự do dự của mọi người:

 

"Tôi không muốn đầu hàng. Cũng như tất cả mọi người, tôi bị kẹt ở đây v́ tôi đang t́m kiếm tự do. Hăy để tự do hướng dẫn chúng ta ra khỏi nơi đây." (222).

 

Lúc đó Kiên chỉ là một cậu bé 14 tuổi.

 

Trước đó, trên băi biển, trong đêm tối, khi Kiên được một người bạn của mẹ cậu dắt xuống thuyền để chở ra đảo chờ tàu lớn, trong cảnh vội vă, hiểm nguy đó, người đàn ông trên thuyền đă không quên đón tiếp hai người khách bằng câu chào "Good evening. You are on time." (217). Một người dân chài sẽ không nói "Chào buổi tối" như vậy, ngoại trừ ông ta là mộ? người dân chài đă du học ở Mỹ từ nhỏ. Hai nhân vật ông ngoại và bà ngoại của Kiên trong tác phẩm thường xưng hô với nhau "Sir" và"Madam", mặc dù theo mô tả của tác giả, họ cũng không phải là những người xuất thân quư tộc ǵ. Tôi không hiểu tác giả dịch hai từ "Sir" và "Madam" trong trường hợp này là dựa vào cách xưng hô nào trong tiếng Việt. Chẳng lẽ bà ngoại của Kiên gọi ông ngoại bằng "Ngài" sao? Ở một đoạn khác, khi kể lại cuộc gặp gỡ của hai anh em Kiên với một đứa trẻ hàng xóm tên Duy, sau khi cả gia đ́nh đă dọn về quê sau 1975, tác giả đă để cho Duy nói một câu rất khuôn sáo sau khi tự giới thiệu tên tuổi của cậu với anh em Kiên như sau: "Anyhow, nice to meet you." Kiên đáp lại: "Likewise. This is Jimmy, my brother." (121). Có cảm tưởng đây là cuộc gặp gỡ của mấy ông cụ Mỹ lịch sự hơn là của mấy đứa nhóc người Việt chưa đến 10 tuổi. Ai cũng biết rằng con nít Việt Nam không bao giờ nói "rất dễ thương để được gặp bạn," hoặc "hân hạnh được làm quen với bạn" như vậy, dù cho là con nít nhà gia giáo. Khi đọc đến đoạn này, tôi nghĩ giá tác giả để cho mấy đứa con nít này cứ nh́n lom lom vào mắt nhau hoặc nói vài ba từ bậy bạ ǵ đó th́ lại tự nhiên hơn.

 

Trải dài suốt tác phẩm, người đọc bắt gặp rất nhiều đối thoại không tự nhiên như vậy từ miệng các nhân vật, mà phần lớn là trẻ con và người b́nh dân ít học. Đáng lẽ khuyết điểm này đă có thể dễ dàng tránh được nếu Kiên Nguyễn biến những đối thoại trực tiếp thành những đối thoại gián tiếp qua lời tường thuật của tác giả. Làm như vậy sẽ tránh được sự khó khăn của việc diễn tả ngôn ngữ đối thoại Việt Nam bằng tiếng Anh, mà vẫn có thể khiến độc giả Mỹ cảm nhận được tính cách nhân vật Việt.

Bên cạnh vấn đề ngôn ngữ, tính chất hồi kư của "The Unwanted" cũng là một điều khác đáng bàn.

 

Một cách căn bản, hồi kư khác với tiểu thuyết ở chỗ trong hồi kư, người kể chuyện chỉ có thể mô tả các sự kiện từ kinh nghiệm của chính anh ta mà thôi, và không có quyền biến ḿnh thành "một người kể chuyện biết tất cả" như trong tiểu thuyết. Trong hồi kư, tất cả những ǵ người kể chuyện ghi xuống là những ǵ anh ta đă trực tiếp nh́n thấy, trải qua. Nếu tác giả mô tả những ǵ được nghe kể lại, tức là mô tả gián tiếp, th́ sự mô tả đó cũng không thể vượt ra ngoài những ǵ được kể lại từ người đă trực tiếp chứng kiến sự kiện. Nói một cách khác, người viết hồi kư không thể thêm thắt chi tiết vào các câu chuyện được nghe kể lại từ một người khác. Một số?đoạn trong "The Unwanted" cho tôi cảm giác là Kiên Nguyễn đang làm công việc của một người viết tiểu thuyết hơn là một người viết hồi kư, khi anh đi ra khỏi những qui luật này.

 

Ở chương 10 chẳng hạn, khi nghe người mẹ kể lại việc đi đăng kư hộ khẩu lần đầu với chính quyền địa phương sau 1975 để rồi bị nhốt qua đêm bởi chính người làm vườn ngày xưa của bà, một người nằm vùng vừa trở thành cán bộ quan trọng, Kiên Nguyễn đă mô tả lại cuộc gặp gỡ với những chi tiết có vẻ như đă vượt ra khỏi một sự tường thuật gián tiếp. Nhân vật Mr. Tran, người cán bộ nằm vùng, khi tiếp người mẹ của tác giả ở trụ sở phường, đă đặt cả hai chân lên bàn, và hai bàn chân của người cán bộ nằm vùng này được mô tả chi tiết với những vết chai ở gót và những móng chân bị hư (79). Cuộc gặp gỡ này được mẹ tác giả kể lại cho tác giả và ông bà ngoại ngay vào buổi sáng hôm được thả ra, trong khi bà đang c̣n rất hoảng loạn, lo lắng. Một người mẹ đang trong t́nh trạng tinh thần đảo lộn như vậy, có lẽ sẽ không đi sâu vào việc mô tả các chi tiết của hai bàn chân người đối diện trong câu chuyện kể lại cho gia đ́nh. Khi tường thuật gián tiếp lại cuộc gặp gỡ này, Kiên Nguyễn đă làm vai tṛ của một người viết tiểu thuyết hơn là một người viết hồi kư. Chính sự trộn lẫn các yếu tố của hồi kư và tiểu thuyết như vậy làm cho người đọc đôi khi phải đặt dấu hỏi đối với một số sự việc được kể lại trong "The Unwanted".

 

 

Tôi không có ư xúc phạm những kỷ niệm cay đắng của tác giả, nếu chúng thật sự đă xảy ra với anh. Tuy nhiên, từ những kinh nghiệm cá nhân của một đứa trẻ cũng vào cỡ tuổi của Kiên Nguyễn lớn lên ở Việt Nam sau 1975, và từ những ǵ đọc được, có một số chi tiết tác giả kể lại trong tác phẩm đă gây cho tôi nhiều thắc mắc và khiến cho tôi có cảm giác tác giả đă không tuân thủ các quy tắc căn bản của thể loại hồi kư.

 

Vào đầu câu chuyện, tác giả kể lại việc đám đông trước ṭa đại sứ Mỹ ở Sài G̣n trong cơn điên loạn đă bắn một máy bay trực thăng của quân đội miền Nam rơi ngay trên nóc ṭa đại sứ , khi máy bay này đến bốc người tỵ nạn đang chờ trên sân thượng, trong đó có gia đ́nh của tác giả. Tôi có đọc một số sách vở mô tả cuộc di tản từ sân thượng của ṭa đại sứ Mỹ, nhưng chưa t́m thấy đoạn nào nói đến việc một máy bay Việt Nam bị đám đông bắn rơi ngay trên sân thượng ṭa đại sứ. Theo lời kể của tác giả, trên chiếc trực thăng này có Mr. Dang, một người bạn của gia đ́nh tác giả đă đi thoát qua Thái Lan trước đó vài ngày, nhưng nay quay trở lại để đón vợ ông ta, người đang cùng gia đ́nh tác giả đứng chờ trên sân thượng ṭa đại sứ. Dưới ng̣i bút của tác giả, Mr. Dang đang đứng ở cửa máy bay trực thăng hạ xuống sân thượng để đón vợ ông ta th́ máy bay bị trúng đạn. Ông ta chết cùng với chiếc máy bay bốc cháy, rơi bên cạnh hồ tắm trên sân thượng ṭa đại sứ, trước sự chứng kiến của bà Dang và gia đ́nh tác giả (41).

 

Tôi không rơ đây là một chi tiết lịch sử quan trọng hay đây chỉ là một chi tiết mà tác giả, lúc này có thể đang đóng vai tṛ của một người viết tiểu thuyết, đưa vào để làm nổi bật tính cánh hào hùng của một người chồng như Mr. Dang, và để tăng thêm kịch tính cho cái khung cảnh hấp hối của Sài G̣n vào ngày 30 tháng Tư, 1975. Những câu chuyện về cuộc di tản bằng trực thăng từ ṭa đại sứ Mỹ luôn là một trong những câu chuyện hấp dẫn, mang nhiều tính biểu tượng nhất về cuộc chiến tranh Việt Nam, đối với công chúng Mỹ. Tôi tự hỏi phải chăng ở đây Kiên Nguyễn muốn thêm vào một câu chuyện của riêng anh để hấp dẫn người đọc đại chúng Mỹ.

 

Cũng trong câu chuyện về cuộc di tản trên nóc ṭa đại sứ đó, khi mô tả những nhà báo Mỹ đang đứng trên sân thượng, Kiên Nguyễn viết: "họ đang thảo luận về ḥa b́nh thế giới với những từ ngữ khôi hài." (39). Lúc đó Kiên Nguyễn chỉ là một cậu bé 8 tuổi không biết tiếng Anh, làm thế nào tác giả có thể biết những người Mỹ này đang nói chuyện ǵ.

 

 

Trong "The Unwanted", Kiên Nguyễn cũng kể lại chuyện vượt biên của ḿnh với một số chi tiết rất đặc thù, mà có lẽ hiếm người vượt biên Việt Nam nào đă trải qua. Theo lời tác giả, sau nhiều ngày chờ đợi trên một ḥn đảo ngoài khơi Cam Ranh nhưng không thấy ghe lớn đến đón, nhóm người vượt biên đă quyết định trở vào bờ. Để làm điều này, một người đàn ông trong nhóm vượt biên với sự trợ giúp của con ông ta và tác giả, đă dùng súng uy hiếp chủ một chiếc ghe đánh cá nhỏ đang ghé lại nghỉ trên đảo. Trên đường trở vào bờ, người chủ ghe đă dùng mưu để buộc những người vượt biên phải vứt vũ khí xuống biển. Khi đă giành lại thế chủ động, mặc cho những người vượt biên van nài và đưa hết vàng bạc cho ông ta, người chủ ghe đă lôi một cây búa dấu dưới khoang lên bổ vào người đàn ông cầm đầu toán vượt biên ngay trước mắt mọi người. Sau đó?người chủ ghe này tống tất cả mọi người xuống biển, kể cả đàn bà trẻ con, chỉ giữ lại một cô gái trẻ để hăm hiếp. (228-232). Kiên đă may mắn bơi được vào bờ.

 

Sẽ không ai mấy ngạc nhiên nếu chuyện như trên xảy ra ở một nơi nào đó trong vùng vịnh Thái lan, dưới tay hải tặc Thái. Nhưng đây là chuyện xảy ra ở một nơi chỉ cách bờ biển Cam Ranh vài cây số, dưới tay một người dân chài Việt Nam. Cũng đáng ngạc nhiên là đă không có ai trong những người vượt biên, kể cả Kiên, báo với công an, hay bàn tán ǵ giữa họ với nhau về vụ hăm hiếp giết người ghê rợn này khi bơi được đến bờ và bị bắt đưa vào trại giam. Một cuộc vượt biên có hải tặc, có hăm hiếp như vậy dĩ nhiên là một cuộc vượt biên đúng theo khuôn mẫu về boat people của người Mỹ. Chỉ tiếc rằng nó đă xảy ra ở một địa điểm rất khả nghi đối với người đọc Việt Nam.

 

Cũng cần nói thêm rằng, khi bơi được vào đến bờ, Kiên đă "hôn một cách hạnh phúc" lên mặt cát ấm, chẳng khác ǵ một người đắm tàu trong phim Mỹ (237). Tôi có cảm giác như đang đọc một kịch bản Hollywood ở đoạn này.

 

 

Một lần khác tác giả kể lại chuyện làm quen với một người lính Mỹ trẻ tuổi trước 1975. Mặc dù lúc đó Kiên chưa đến 8 tuổi và chỉ biết lơm bơm vài từ tiếng Anh, tác giả đă hiểu những lời dài ḍng cả trang giấy của người lính Mỹ này khi anh ta nói về nỗi nhớ nhà, về đứa em trai của anh ta ở Mỹ, một đứa trẻ cũng vào khoảng tuổi tác giả. Tác giả đă đưa người lính Mỹ này về nhà chơi. Vài ngày sau, tác giả trở lại đồn của người lính Mỹ nhưng không t́m thấy anh ta. Chỉ có một chiếc xe tải chở những túi poncho đậu gần đó. Tác giả leo lên xe, mở tấm poncho đầu tiên và nhận ra khuôn mặt đă chết của người lính Mỹ trẻ tuổi, bạn của tác giả. Cả hai đều chưa biết tên nhau (67-70). Thú thật, dù đây là chuyện có thật tôi cũng thấy nó có vẻ ngẫu nhiên một cách rất cải lương. Một câu chuyện như vậy, tuy nhiên, có thể nói lên sự phi lư của chiến tranh, và dĩ nhiên, làm mủi ḷng những độc giả Mỹ dễ tính.

 

 

Trong "The Unwanted", một quyển hồi kư, người ta thấy có rất nhiều câu chuyện có vẻ được dàn xếp có đầu có đuôi, được kịch tính hóa một cách vụng về như vậy. Chính những câu chuyện tṛn trịa này làm cho tôi có cảm tưởng Kiên Nguyễn đă cố gắng xây dựng tác phẩm của anh theo một khuôn mẫu nào đó cho phù hợp với cái nh́n về chiến tranh Việt Nam của người Mỹ. Hay nói một cách chính xác hơn, phù hợp với cái h́nh ảnh của một cuộc chiến tranh mà các phương tiện thông tin thương mại của Mỹ đă tạo nên.

 

Trong "The Unwanted", có vẻ như tác giả cũng đă chịu ảnh hưởng từ các sách vở và phim ảnh về cách mạng văn hóa Trung Quốc khi mô tả nhà cầm quyền Việt Nam sau 1975. Một ví dụ tiêu biểu là đoạn tác giả tả cảnh nhà cầm quyền đem Loan và chồng cô ta, một cán bộ cách mạng địa phương quan trọng, giải đi bêu rếu trên đường phố Nha Trang, với tấm bảng ghi tội lỗi bằng phấn đeo trước ngực. Đám đông phẫn nộ hô vang khẩu hiệu hai bên đường (288). Đây là một cảnh quen thuộc trong các phim về cách mạng văn hóa Trung Quốc. Nhưng ở Việt Nam, với phương pháp "xử lư nội bộ", tôi nghĩ nhà cầm quyền Việt Nam không bao giờ đem người của họ bêu rếu trước công chúng trên đường phố như vậy, nhất là vào thời điểm những năm 80.

Với quá nhiều chi tiết thiếu tính thuyết phục lịch sử như vậy, tôi có cảm giác Kiên Nguyễn đă làm hỏng tính chất hồi kư của "The Unwanted" một cách rất trầm trọng.

 

"The Unwanted" tuy vậy, vẫn là một hồi kư với nhiều đoạn cảm động. Như đoạn tác giả kể lại việc bị gia đ́nh người d́ đánh đập tàn nhẫn chỉ v́ định mượn đỡ ba củ khoai luộc cho các em của ḿnh đang đói. Cảnh ba anh em dắt d́u nhau, với một con chó lếch thếch bên cạnh, đi bộ hàng cây số trên đường nhựa dưới trời nắng để gặp Loan, người đầy tớ gái nay đang sống với người cán bộ nằm vùng trong căn biệt thự xưa kia của chính gia đ́nh tác giả. Kiên Nguyễn cũng đă viết những đoạn thật xuất sắc ở phần cuối, khi mô tả những ngày tháng chuẩn bị đi Mỹ của gia đ́nh tác giả, như đoạn tả cuộc phỏng vấn dưới đây:

 

"Khi tên cửa gia đ́nh tôi được gọi, chúng tôi chạy ào đến gặp người phỏng vấn ở chân cầu thang. Cô ta là một phụ nữ da đen, trong bộ đồ vét màu xanh thẫm, xinh đẹp và xa lạ giống như một con búp bê bằng sứ pha màu. Mùi nước hoa thơm tỏa như mùi của một hoa hồng đen sau cơn mưa trong khu vườn của cậu tôi. Người thông dịch Việt Nam phía sau cô ta vài bước chân. Sau những cái bắt tay và chào hỏi giản dị, họ đưa chúng tôi lên lầu.

 

Vào lúc cô ta mở cánh cửa văn pḥng và mời chúng tôi vào, một luồng hơi lạnh từ máy điều ḥa không khí nuốt lấy tôi với cái vuốt ve êm dịu, tây phương của nó. Tôi hít một hơi thật sâu, và đúng lúc đó, nước Mỹ đă ở trong ngực tôi. Bên cạnh, mẹ tôi bắt đầu khóc." (304)

 

Ai đă từng trải qua những ngày tháng chờ đợi đằng đẵng trong cái nóng, trong lo âu và hồi hộp trước các văn pḥng di trú ở Sài g̣n, trong các chương tŕnh ODP trước đây, có lẽ đều chia xẻ cái cảm giác trên đây của Kiên Nguyễn khi bước vào pḥng phỏng vấn. Không khí mát lạnh trong những pḥng có máy điều ḥa, những người Mỹ cao lớn và tự tin. Đó là cái h́nh ảnh đầu tiên của một thiên đàng vừa xa lạ vừa phấn khích mà người ta đă chờ đợi hàng năm trời, đă phải vượt qua những trở ngại tưởng như khộng bao giờ có thể vượt qua được để cuối cùng chạm tới.

Chỉ trong vài câu ngắn gọn như trên, Kiên Nguyễn đă mô tả tài t́nh cái cảm giác vừa vui sướng, hy vọng, vừa bồi hồi của những người sắp được ra đi.

 

Theo tôi, v́ những lư do xă hội, chính trị của nó, "The Unwanted" đă gây được chú ư. Nhưng xét về khía cạnh văn chương,đây là một tác phẩm khá vụng về, nếu không muốn nói là có vẻ kịch tính giả tạo. Tôi có cảm giác rằng tác giả đă cố gắng kể một câu chuyện phù hợp với thị hiếu của đại chúng Mỹ, và điều này làm giảm rất nhiều giá trị của một cuốn hồi kư.

Lâu nay, những cuốn sách của người Việt viết hoặc dịch ra Anh ngữ được chú ư phần lớn đều do những khía cạnh xă hội tương tự. Điều này, thật ra cũng nên lấy làm mừng đối với một cộng đồng nhỏ như cộng đồng Việt Nam. V́ nó đem lại những sự chú ư cần thiết. Tuy vậy, tôi nghĩ những người viết tiếng Anh nên cẩn thận hơn trong việc cung cấp một cái nh́n trung thực về Việt Nam cho công chúng Mỹ. V́ cái nh́n của người Mỹ về chiến tranh Việt Nam và người Việt Nam nói chung, lâu nay đă bị các phương tiện truyền thông thương mại làm méo mó khá nhiều.

 

Trong khi chờ đợi một tác phẩm Anh ngữ vừa thành công về mặt thương mại, vừa vững vàng hơn về mặt văn chương, "The Unwated" của Kiên Nguyễn dù sao cũng đă làm một bước đột phá ngoạn mục vào thị trường sách Hoa Kỳ. Và điều này có lẽ sẽ an ủi nhiều nhà văn Việt Nam hải ngoại, những người chưa bao giờ kiếm sống được bằng ng̣i bút của ḿnh trong một thị trường chữ nghĩa quá nhỏ hẹp.

 phan nhiên hạo

 Chú thích: Tất cả các trích dẫn trên đây đă được người viết bài này chuyển ngữ qua tiếng Việt. Các chữ số trong ngoặc đơn là số trang mà người đọc có thể t́m thấy các đoạn trích dẫn trên trong nguyên bản tiếng Anh: Nguyen, Kien. "The Unwanted: A Memoir." Boston: Little, Brown Company, 2001.

 

Trở về trang tác giả và tác phẩm

 

Free Web Hosting